Có những lỗi “ngây thơ” và có những lỗi “cao cấp”, nhưng vẫn có đến 3 lỗi ngớ ngẩn là 3 dấu hiệu bạn đang dùng xe như phá, mà bạn có thể không biết và đang lỗi vô tình phạm phải khiến tuổi thọ chiếc xe yêu quý bị rút ngắn. Hãy cùng xem nhé!
Không đọc kĩ hướng dẫn sử dụng!
Thiếu 1 tí kiến thức đôi khi lại dẫn đến sai lầm nghiêm trọng! Thay vì lướt qua như mỗi khi bạn cài một phần mềm hay app vào điện thoại mà không đọc Điều khoản, hãy luôn nhớ đọc hướng dẫn sử dụng cho bất kì đồ vật nào mua về, không riêng gì xe đạp địa hình nhập khẩu .
THAM KHẢO THÊM:
- Làm sao để bơm lốp xe đạp đúng chuẩn?
- Bạn muốn tập đi xe? Đây là những dụng cụ cần thiết để tập đi xe đạp.
- 2 bài tập cho xe đạp leo núi cần biết để gia tăng độ bền
- Những lời khuyên về sửa chữa xe đạp dễ gây hiểu lầm
Không đọc kĩ hướng dẫn sử dụng là dấu hiệu bạn đang dùng xe như phá.
Đọc hướng dẫn sử dụng, bạn sẽ biết chính xác cách bảo dưỡng và sửa chữa con xe đạp yêu quý thay vì “chữa lợn lành thành lợn què” như trong phần 2 đã đề cập.
Tuy nhiên, với những dòng xe có thể nâng cấp với hãng sản xuất, bạn càng cần phải đọc hướng dẫn sử dụng để có thể nâng cấp và thay đổi kịp thời. Trục Shimano 8000 đề trước của xe đạp địa hình sẽ khác với Shimano 6700, phanh kép thì sẽ không điều chỉnh giống phanh trục pivot đơn, cái này sẽ không thể cắm vào cái kia chỉ đơn giản là vì hướng dẫn sử dụng không khuyên bạn làm như thế đâu.
Cần làm gì? Còn làm gì nữa, đọc ngay cái tờ đi kèm khi mua xe đi nhé, nếu bạn mua xe bãi, hãy tìm đúng dòng xe đạp địa hình cao cấp chính hãng chất lượng và chắc chắn sẽ có hướng dẫn sử dụng đâu đó trên mạng cho bạn.
Hướng dẫn sử dụng sẽ giúp bạn biết khi nào thì cần bảo trì xe đạp, bảo dưỡng, nên và không nên làm gì. Các bộ phận như khung xe, sườn xe, yên xe có mô men xoắn thì bạn nên lưu ý chụp lại hoặc lưu bản vẽ trên hướng dẫn đề phòng hỏng hóc sẽ có thể sửa hoặc thay được ngay.
Phanh xe? Đừng bỏ qua phanh xe
Phanh xe là bộ phận dễ nhận biết khi gặp trục trặc nhất, chẳng hạn như xe cót két mỗi khi phanh. Phanh hỏng cũng rất nguy hiểm khi đi xe. Má phanh xuống cấp sẽ mài vào cánh rô tô, từng chút một cho đến một ngày xe đạp hỏng đến tận 2 thứ hoặc thậm chí bạn gặp tai nạn chỉ vì phớt lờ một lỗi của phanh. Phanh xe hỏng có thể kéo theo rất nhiều lỗi hỏng hóc khác ở xích xe, bánh xe, nan hoa… và vô hình chung tuổi thọ của xe bị rút ngắn đáng kể. Rim và má phanh đĩa nên được thay mới khi cái cũ đã mòn, rò rỉ dầu phanh cần phát hiện sớm để tránh rỉ xuống bánh xe gây trơn trượt, nguy hiểm…
Dấu hiệu bạn đang dùng xe như phá
Cần làm gì? Đặt xe ở nơi khô ráo và phẳng, kiểm tra bề mặt phanh. Phanh rim thì nên được làm sạch với giẻ cùng một chút cồn để loại bỏ bụi bẩn và vụn cao su nếu có. Đối với những hệ thống phanh phức tạp có rãnh thì bạn nên dùng mấy cái tăm nha khoa bằng nhựa bán đầy trong siêu thị về gỡ bùn bẩn là tốt nhất, sau đó mới làm sạch với nước xịt vòi sau.
Đối với phanh đĩa, kiểm tra miếng đệm bằng cách tháo ra, lau chùi cẩn thận rồi lắp lại. Lau sạch rô tô với cồn và kiểm tra thật kĩ xem có vết xước, cắt hay bị cong không, cũng như kiểm tra xem bu lông có đủ chặt hay không.
Mũ bảo hiểm? Cũng rất quan trọng!
Bạn hay có thói quen vứt mũ bảo hiểm lên yên xe, đúng không. Bạn biết chứ, đây cũng là dấu hiệu bạn dùng xe như phá đấy!
Vứt mũ lung tung quay ngược thân trong ra phơi nắng phơi sướng không phải là một ý hay, nhất là nếu bạn đã chịu bỏ ra một khoản kha khá để “tậu” mũ bảo hiểm đi xe đạp xịn. Ví dụ như ánh nắng, tia UV và thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam có thể khiến lớp bọt xốp và lớp vỏ mềm của mũ bảo hiểm xuống cấp nhanh.
Bảo dưỡng cho xe đạp
Cần làm gì? Mũ bảo hiểm đội hàng ngày bạn có lau chùi hay rửa không? Chắc là không. Đi xe đạp thì mũ bảo hiểm có thể còn bẩn hơn do bùn đất bắn vào, tốt nhất để vệ sinh và tốt cho chính bạn cũng như quãng đường đi xe, thỉnh thoảng nên kì cọ mũ bảo hiểm với nước ấm và xà phòng (không cần thêm chất tẩy nào khác vì có thể gây hỏng vỏ nhựa mềm và bọt xốp), xịt qua với vòi sen là xong.
Cuối cùng, đừng vứt cái mũ chỏng chơ lên yên khi bạn đạp xe picnic hay trekking, hãy cài nó cẩn thận vào thanh ngang ở xe mới đúng chất biker nhé!
Chúc các bạn đạp xe vui, an toàn và bền bỉ cả người lẫn xe!
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao,…