Nếu bạn muốn có được cảm giác khống chế xe đạp địa hình cao cấp thì cơ thể bạn cần ở đúng vị trí, giúp cho bạn trong cuộc việt dã như cá gặp nước. Nếu bạn chỉ đạp xe ở những địa hình đơn giản như con đường nhỏ ở vùng nông thôn, đường chống cháy, chỉ cần sự chuyển động cơ thể một cách đơn giản. Nếu bạn muốn đạp xe với tốc độ cao, vùng đường gồ ghề, bạn cần Học cách thay đổi tư thế đạp xe mới có thể làm chủ được chiếc xe..
Tư thế khi xuống dốc
Rất nhiều người chỉ biết những kĩ thuật xuống dốc đơn giản: rời khỏi yên xe, đứng thẳng, vị trí của đùi, trọng tâm hướng về sau, nhìn về phía trước. Nếu chỉ là địa hình đơn giản thì ok nhưng vùng núi thì yêu cầu bạn cần hiểu nhiều hơn.
1. Khi xuống dốc, gót chân cần hướng xuống tmông qua hơi áp người xuống thấp khiến bạn có thể hấp thụ được lực của phanh.
2. Bạn hiện tại muốn chuyển động cơ thể về sau, trường hợp lí tưởng nhất là để giữ cho mông của bạn hơi chạm ở phía sau ghế ngồi, cách xa bao nhiêu phụ thuộc vào độ dốc của dốc chỗ quặt có gấp hay không.
3. Khi mông bạn di chuyển về phía sau, bước tiếp theo là hạ thấp lưng xuống khiến cho cơ thể bạn như đang ở trong tư thế thi đấu_ thân áp thấp, mông hơi di chuyển về phía sau, ngẩng đầu nhìn về phía trước. Như vậy có thể hạ thấp trọng tâm cơ thể, thông qua góc cong của chân tay để xe có không gian chuyển động.
Tìm hiểu thêm :
- Giới thiệu kiến thức biến tốc xe đạp Shimano
- Các kĩ xảo và phương pháp đi xe đạp để tiết kiệm tiền
- Phân tích lý do tại sao tay phải của xe đạp leo núi điều khiển phanh sau
- Hai chân cân bằng có thể đạp xe nhanh hơn không?
4. Hạ thấp thân mình, bạn cần có tư thế tay và mông chính xác, điều này có nghĩa là khuỷu tay hướng về phía sau, khi ở đường núi thì cẳng thay thường thẳng, cổ tay nặng trĩu.
5. Muốn hoàn thành những thao tác trên cần bóp tay phanh, đối với nhất nhiều người có thể thay đổi rất nhiều nhưng chỉ qua vài tuần thì bạn liền không muốn biến đổi nữa. Nó khiến cho phần hông của bạn hướng về sau, nâng cao tầm nhìn, giúp bạn đạp nhanh và thuận lợi hơn.
Giữ cân bằng: làm cho đầu gối của bạn gập cong, để trọng tâm cơ thể bạn tập chung ở phần giữa của xe, không nên quá nghiêng về sau.
Gót chân hướng xuống dưới: gót chân chủa bạn hướng xuống dưới giúp bạ đạp xe nhanh hơn, đồng thời làm giảm sự ảnh hưởng của những chấn động lên cơ thể bạn.
Cánh tay chẩn bị hoạt động: cánh tay hơi cong và cẳng tay hạ thấp xuống hơn, bạn cần chuẩn bị vượt qua những hòn đá.
Cân bằng: sử lí tốt trọng tâm cơ thể, cho dù dùng lực để bóp phanh cũng không ảnh hưởng đến sự cân bằng.
Tư thế cơ thể khi cua xe
Nếu muốn rẽ đường với tốc độ cao, trọng lượng cơ thể cần đủ để nén lên bánh xe trước, để thuận lợi cua vào những đoạn đường ngoặt. Điều này đối với rất nhiều bạn đạp xe là một thách thức lớn, trọng tâm di chuyển về phía sau khi xuống dốc với tốc độ cao và bắt đầu rẽ vào những khúc cua, bánh xe trước có thể hơi bị trơn, rất khó để khống chế xe vượt qua khú đường cua. Bạn cần tìm một con đường cua dễ để luyện tập nhiều lần, thử nghiệm những cảm giác khác nhau khi cơ thể ở những vị trí khác nhau.
1. Đầu tiên hãy thử để cho phần lưng thấp xuống: thật thấp nhưng cần vượt qua trọng tâm của xe mà không hướng về phía sau, như vậy có thể đẩy trọng tâm của cơ thể dồn về bánh trước, nhưng đồng thời bạn cũng cần hơi gập cánh tay, đủ để cho xe đạp chuyển động một vòng thuận lợi.
2. Hơi nghiêng xe nhưng vẫn đảm bảo cơ thể thẳng đứng: điều này rất quan trọng, nghiêng xe để đi vào đường cua thì rất dễ, bạn chỉ cần thuận theo tư thế đẩy tay lái là được. Bạn cần đứng trên bàn đạp khóa, chân hơi gập, lưng hạ thấp, giúp cho xe đạp của bạn nghiêng về một bên của bạn.
Trọng tâm dồn về phía trước: cho một trọng lượng vừa đủ dồn vào phần phía trước xe, duy trì được lực bám của bánh trước, cánh tay hơi gập và hạ thấp cơ thể giúp cho bạn có thể ổn định.
Hạ thấp mặt ngoài chân : khi xe đạp địa hình đi vào khúc cua, cần chú ý dồn trọng lượng cơ thể lên phía ngoài của bàn đạp.
Lưu ý quan trọng: kéo dãn
Cột sống mềm dẻo: bạn cần một chiếc lưng cứng chắc lại dẻo dai giúp cho bạn có thể di chuyển về sau một cách dễ dàng hơn. Một số động tác sau cần thường xuyên luyện tập.
Kéo dãn phần lưng: tư thế cơ thể quỳ, hướng về phía sau ngồi lên gót chân sau, gập người về phía trước sao cho trán áp sát xuống mặt đất, duy trì tư thế này trong 30-60 giây.
Vặn phần lưng: nằm trên mặt bằng, giữ một chân duỗi thẳng, co một chân còn lại đồng thời xoay chân, để cho vai vẫn giữ tư thế áp sát xuống mặt đất, đầu quay ngược hướng với hướng xoay của chân.
Thay đổi tư thế đạp xe
Tư thế cơ thể khi leo dốc
Khi bạn leo dốc có thể ngồi trên yên nhưng vẫn duy trì đầu ngẩng nhìn về phía đường đi. Bước tiếp theo là kép tay lái hướng về phía sau, như vậy có thể tăng lực lên bàn đạp. Khi bạn cảm thấy lực bám của xe giảm, đẩy trọng lượng di chuyển một chút về phía sau yên, giữ thâm mình thấp xuống.
Nếu muốn vượt qua vật cản, chuyển trọng tâm cơ thể về phía sau đủ để nhanh chóng nâng báng trước lên, đạp mạnh lên bàn đạp đồng thời chuyển động cơ thể sao cho phần trước của xe tạm thời không bị trọng lượng cơ thể áp lên.
Nếu bánh trước trở lên nhẹ, bắt đầu mất đi sự khống chế, bạn cần đẩy trọng lượng hướng về phía trước. Đẩy ngực về phía tay cầm, đồng thời đảm bảo cho bàn đạp vẫn đạp trơn chu.
Cuối cùng, nếu bạn leo ở đoạn có độ dốc quá lớn, đặt ngón tay lên phanh xe, tránh khi xe bị dừng lại không bị trơn tụt xuống.
Di chuyển trọng lượng: leo dốc cao, ngồi về phía trước của yên, hướng ngực áp về phía tay cầm, đẩy cằm hướng về phía trước, duy trì lực bám của xe.
Duy trì công suất: kéo tay lái xuống về phía sau có thể tăng tính ổn định khi leo dốc, đồng thời tăng lực lên bàn đạp.
Bàn đạp bằng phẳng: thuận lợi tạo ra công xuất và nâng cao tần số đạp xe giúp cho việc vượt qua những địa hình phức tạp một cách dễ dàng.
Chuẩn bị chu đáo: ngón tay đặt lên phanh xe, để đề phòng bất cứ khi nào xe bị trơn tụt dốc.
Học cách thay đổi tư thế đạp xe
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao,…