Bạn không cần phải tháo gỡ một vài bộ phận của xe đạp địa hình cao cấp chỉ vì bạn sắp đi đến đoạn đường khó trên núi. Nếu bạn muốn học cách đi đường đồi núi nhanh, chúng tôi đã hỏi chuyên gia Georgia Gould cho lời khuyên. Cô là nhà vô địch củ nhiều giải đấu xe đạp leo núi cũng như là người đầu tiên càn quét qua rất nhiều địa hình khác nhau.
Mẹo mà cô ấy chia sẻ chính là: tập luyện để biết rõ mình sẽ đối mặt với cái gì.
Nếu bạn quan tâm đến kĩ năng leo núi bằng xe đạp địa hình, hãy nghe những gì mà cô Gould chia sẻ để để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, các lỗi thường gặp khi đi địa hình này cũng như cách tốt nhất để khởi động lại nếu bạn gặp sự cố tiến thoái lưỡng nan.
Kỹ năng đạp xe địa hình
Địa hình đường đá
Đường đồi núi với xe đạp địa hình .Để đi địa hình đường đá, bạn cần chuẩn bị khung, hệ thống truyền động chắc chắn cũng như các thiết bị cứng cáp. Điều này giúp bạn tránh hỏng hóc bất ngờ, cũng như thêm lực mạnh hơn để vượt qua chướng ngại vật lớn. Thêm nữa, bạn cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ, giúp bạn không phải bận tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt trên đường. Nhược điểm: đạp quá sức qua địa hình này cũng làm tăng nhịp tim, không thể duy trì bền bỉ lâu dài được. Khi đường phẳng phiu hơn, hãy đi chậm và lấy lại sức. Kĩ thuật đi các loại đường đồi núi với xe đạp địa hình
Địa hình rừng cây rậm rạp
Mẹo ở đây là biết cách đẩy xe đạp địa hình về phía trước. “Nếu gặp một thân cây ngáng đường, tôi sẽ bốc đầu bánh trước lên, khi có điểm tựa trên chính thân cây xong thì cố gắng đẩy chuyển động xe về phía trước”. Bắt đầu lấy lực là yên xe bạn ngồi, đưa bàn đạp về phía trước của đâm và nghiêng lại một cách nhanh chóng nhưng nhẹ để kéo bánh trước đặt lên khúc gỗ.
Chinh phục mọi chướng ngại với xe đạp địa hình
Khi bánh xe phía trước vững rồi, đứng lên bàn đạp và đẩy xe về phía trước, nhấn lực từ tay vào ghi đông và để xe chuyển động phía dưới. Xe sẽ di chuyển dễ dàng sau 1, 2 cú nhấn. Thực hành vài lần và bạn sẽ thành thục.
Địa hình nhiều sỏi đá
Hãy nhớ cũng nên trang bị phụ tùng xe đạp địa hình và phụ kiện cứng cáp như khi đi ở địa hình đường đá, nhưng nhớ đặt tiêu điểm trọng lượng của bạn dồn về phía sau để đầm xe trong khi vẫn giữ đủ trọng lượng trên mặt trước giúp xe không bị ì về phía sau. Việc phân bố lại trọng lượng xe như thế này giúp bạn dồn lực đạp pedal đồng đều nhưng vẫn cân bằng.
Tiếp tục đạp sau khi nghỉ ngơi?
Tất nhiên bạn khó mà có thể đạp một mạch lên đỉnh núi như siêu nhân, vấn đề là sau khi nghỉ ngơi giữa hiệp thì làm sao để tiếp tục. Hãy giữ cho mọi thứ đơn giản: không cần thay đổi phụ tùng, ngồi lên yên và chuẩn bị sao cho cú đạp pedal đầu tiên thật mạnh mẽ, rồi lại vào guồng như cũ. Đừng bắt đầu bằng việc đứng đạp xe, bạn sẽ nhanh chóng kiệt sức ngay sau đó. Nếu đoạn đầu đạp có hơi trúc trắc một chút thì hãy cố quên cảm giác khó chịu đi, bạn sẽ dần lấy lại phong độ mượt mà ngay thôi.
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao,…