Tất cả chúng ta đều tích lũy được hiểu biết và trải nghiệm nhiều hơn khi đi xe đạp. Chúng ta học bằng cách đọc trong tài liệu, khi thực hành phạm sai lầm, khi nói chuyện với mọi người, quan sát cách họ đi và phần lớn thời gian chúng ta dành ra là để tìm những thứ hữu hình. Tuy nhiên, có đôi lần trong đầu tôi chợt “lóe lên” 1 suy nghĩ, tôi muốn quay ngược lại thời gian, về thời điểm lần đầu tiên tôi ngồi lên yên xe đạp, bởi có rất nhiều điều quan trọng tôi nên biết khi đó
10 điều tôi ước mình biết được ngay từ khi bắt đầu đi xe đạp . Tôi đã gặp một số trường hợp rơi vào hoàn cảnh tương tự với mình, và luôn luôn là câu nói đầy tiếc nuối “Tại sao không ai nói với tôi sớm hơn về đạp xe?” hay “Nhẽ ra mình nên biết ngay từ đầu!”. Vậy thì hãy cùng chuẩn bị một cuộc giác ngộ về đi xe đạp thôi!
1. Khoảng cách giữa tay phanh và nắm tay lái xa
Bạn có thể yêu cầu cửa hàng xe đạp của bạn để di chuyển tay phanh sát hơn với tay nắm, do đó làm giảm khoảng cách lại, để tránh cảm giác khó xử khi cần dùng phanh (đặc biệt là đối với những người có bàn tay nhỏ).
Bạn cũng có thể tự cân chỉnh kẹp phanh, giúp bạn dễ dàng đặt tay lên và điều khiển hệ thống phanh.
Quy tắc đạp xe
THAM KHẢO THÊM
- Sự khác biệt giữa áo mặc đạp xe 30 đồng với áo mặc đạp xe 300 đồng là gì?
- 4 lí do bạn nên học cách thư giãn khi đạp xe
- Kiên trì đạp xe sẽ đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc thế nào?
- 10 thành phố tuyệt vời nhất để đi xe đạp
2. Dây xích bị chùng không có nghĩa là bạn phải xuống xe đạp
Hãy cứ để xe chạy và tiếp tục đạp 1 cách nhẹ nhàng thay đổi đờ-rai-dơ (thiết bị điều chỉnh tốc độ xe bằng bộ chuyển đổi dây xích qua các bánh răng khác nhau) ra khỏi bánh mà dây xích bị chùng. Hãy chuyển cẩn thận và nên thay đổi dây xích vào bánh răng trong.
Rõ ràng nếu bạn đang đi lên dốc thì việc này sẽ trở nên khó khăn hơn nhưng cách làm trên hoàn toàn hiệu quả ngay cả khi bạn đang lên dốc như thế. Vẫn không chắc chắn? Hãy thử kết hợp cách trên với chuyển bàn đạp bằng tay và bạn sẽ thấy dây xích trở lại ổn định như thế nào.
3. Tháo bánh sau mà không làm bạn bị dính dầu xe
Trước khi tháo bánh sau, hãy chắc chắn rằng vị trí dây xích đang ở trong vòng xích và bánh răng nhỏ nhất trên băng. Điều này giúp đặt đờ-rai-dơ ở vị trí thoải mái nhất và làm chùng dây xích xuống mức thấp nhất. Khi bạn lắp bánh xe trở lại thì chỉ đơn giản là xếp chuỗi dây xích lên trên bánh răng nhỏ nhất một lần nữa và sau đó dễ dàng đặt bánh xe trở lại vào đúng vị trí ban đầu. Bạn có thể sẽ phải sử dụng ngón tay để đẩy đờ-rai-dơ xuống nhưng bạn không nhất thiết phải giữ dây xích bằng tay của mình.
4. Chật vật để ăn trên xe đạp?
Bạn có thể cắt đồ ăn thành từng miếng và cho vào túi, khi đạp xe có thể thò tay vào túi lấy đồ ăn 1 cách dễ dàng bất cứ lúc nào.
5. Không tự tin khi cua xe?
Có rất nhiều điều cần tìm hiểu về tăng- giảm tốc độ, an toàn hơn và hiệu quả khi cua xe đạp địa hình. Tuy nhiên, 1 kinh nghiệm mà mọi người dường như hay truyền tai nhau và áp dụng nhiều nhất là đặt bàn đạp phía ngoài góc cua xuống khi bạn ngả xe để cua (ví dụ, nếu góc cua ở bên bên trái của bạn thì đặt bàn đạp phải xuống) và tạo áp lực lên bàn đạp. Có thể tạo áp lực lên bàn đạp là điều gì đó thực sự khó khăn, không chỉ đặt đúng bàn đạp xuống, mà bạn hãy tưởng tượng rằng mình đang cố tách bàn đạp ra! Nếu đã thành thạo, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn dần tự tin với các góc cua.
6. Cảm thấy nặng nề?
Khi đi xe đạp, thậm chí là đi một chiếc xe đạp địa hình nhập khẩu cao cấp, lốp xe của bạn luôn chịu 1 áp lực rất cao, cho dù đó là do trọng lượng địa hình hay người lái. Trên thực tế, áp suất lốp thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào người lái, địa hình di chuyển, bề mặt tiếp xúc của lốp xe với địa hình và phụ thuộc cả vào nhà sản xuất. Bạn có thể gọi cho nhà sản xuất lốp xe hoặc xem trên trang web của họ và tìm kiếm tải trọng chính xác dành cho bạn, cho xe đạp và cho cả quá trình đạp xe. Và nên nhớ rằng, lốp quá căng sẽ làm cho chuyến đi của bạn trở nên xóc và ghập ghềnh hơn.
7. Cảm thấy nóng?
Nếu bạn định đạp xe vào một ngày nắng nóng, hãy chuẩn bị trước cho mình hai chai nước trong ngăn đá để qua đêm, trong đó có 1 chai chỉ nên ruôn đầy 70%. Bởi khi lôi chúng ra khỏi tủ lạnh, chai ít hơn sẽ tan chảy nhanh hơn và bạn sẽ có nguồn cung cấp nước ngay lập tức. Khi bạn đi xe, cả 2 chai sẽ cùng tan chảy mà vẫn mát lạnh.
8. Vị trí yên xe phù hợp
Để có một chỗ ngồi phù hợp và thoải mái, hãy chắc chắn yên xe của bạn đã được đóng chốt chắc chắn, đề phòng trường hợp nó bị xê dịch. Và để có vị trí yên phù hợp, không điều chỉnh nó lên ngang với ngã ba càng lái. Sau đó đóng chốt chỉnh vào bên trong yên, để đảm bảo nó được không gây vướng víu cho bạn khi đạp.
9. Kiểm tra mũ bảo hiểm của bạn thường xuyên
Hãy kiểm tra mũ bảo hiểm thường xuyên để đảm bảo chúng không xuất hiện các vết nứt. Ngay cả một tiếng kêu nhỏ phát ra trong khi di chuyển cũng đều có thể trở thành vết nứt nguy hiểm, nếu trước đó mũ của bạn đã từng bị rơi hay va chạm vào gì đó. Chiếc mũ bảo hiểm là công cụ được thiết kế để chịu va đập tốt thay cho đầu của bạn. Bởi thế, hãy chắc chắn rằng nó đang làm tốt nhiệm vụ của mình.
Vị trí đạp xe phù hợp
10. Không đạp xe với một cái đầu rỗng tếch
Hãy tưởng tượng bạn có một bình nhiên liệu trong xe nhưng nó liên tục bị rò rỉ ra ngoài. Bạn đạp xe vào mỗi buổi sáng, nhưng lại quên nạp đầy nhiên liệu cho bình, để rồi khi đang đạp xe, bình hết nhiên liệu và bạn phải dắt bộ xe suốt quãng đường còn lại. Sau đó bạn về nhà, nạp đầy bình mà không đoái hoài gì đến vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để bình không bị rò rỉ nữa, rồi sáng hôm sau, sai lầm hôm trước lại tái diễn.
Không đạp xe với một cái đầu rỗng tếch
Không bình thường? Vâng, nhưng đó lại là cách tiếp cận mọi người hay mắc phải trước và trong chuyến đi của mình: hạn chế nhiên liệu khi thực sự cần và cố gắng bù đắp lại sau khi tất cả nỗ lực, tất cả khó khăn đã được thực hiện. Vì vậy, tự tạo cho mình những động lực, nghĩ về nó như là 1 mục tiêu bạn cần phải duy trì trước khi đi và không ngừng cố gắng ngay cả khi bạn đã thấm mệt. Cuộc sống có vẻ sẽ dễ chịu hơn theo cách đó và bạn không phải kết thúc chuyến đi của mình bằng việc dắt bộ xe về nhà.
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao,…