Đa phần ai trong số chúng ta cũng từng có những kỉ niệm thời thơ ấu bên chiếc xe đạp đầu tiên của riêng mình với bánh xe sáng bóng và toàn thân được sơn màu bắt mắt. Rõ ràng việc đạp xe đem lại cho chúng ta quá trình rèn luyện sức khoẻ có lời ngay từ khi còn bé.
Mẹo giữ an toàn cho trẻ khi đi xe đạp trẻ em . Tuy nhiên cũng giống như mọi môn thể thao khác, đạp xe đạp trẻ em vẫn đem lại những rủi ro không mong muốn. Theo số liệu thống kê chi tiết, thương tích từ xe đạp gây ra đứng đầu trong danh sách những tai nạn xảy đến ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Nhằm tránh được những rủi ro không mong muốn này, chúng tôi xin đưa ra những lời khuyên với hy vọng giúp ích được phần nào cho bạn.
1.Giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi
Thời điểm này bé bắt đầu có khả năng nhận thức được sự việc xảy ra xung quanh và học cách xử lý chúng vì thế cho bé đi chơi bằng xe đạp chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời với cả hai. Nếu như bé chưa học được khả năng ngồi yên để đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, hãy cứ bình tĩnh và kiên nhẫn cho tới khi thành cồng để bắt đầu chuyến đi đầu đời của trẻ.
Còn đối với xe kéo, một thủ thuật đơn giản nhằm giảm mức độ xóc trên suốt chặng đường đó là không bao giờ bơm quá căng lốp xe. Điều này không những giúp chuyến đi trở nên mượt mà hơn màcòn giúp các bậc phụ huynh học được cách xử lý tình huống nhanh hơn.
Mẹo giúp con đi xe đạp trẻ em an toàn
2.Giai đoạn từ 18 tới 36 tháng tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ em đã bắt đầu học được cách giữ cân bằng vì thế xe đẩy là một lựa chọn không hề tồi giúp bé thực hành kĩ năng giữ thăng bằng của bản thân mà không phải lo lắng việc sử dụng tay phanh trong lúc đạp xe đạp địa hình. Lúc đầu cứ để bé tập dắt bộ chiếc xe, sau một thời gian luyện tập ngắn thôi trẻ sẽ thuần thục trong việc sử dụng chúng.
Dù rằng với chiếc xe này, giai đoạn đâu trẻ gần như là dắt bộ nhưng bạn vẫn nên mua cho bé một chiếc mũ bảo hiểm để bé đeo mỗi khi dùng tới chiếc xe. Việc làm này giúp hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm mỗi khi dùng xe của bé trước khi bé lớn hơn và có thể thuần thục sử dụng những chiếc xe đạp phổ thông.
3.Giai đoạn mẫu giáo đến tiền niên thiếu
Khoảng độ tuổi này, các bé đã sẵn sàng cho việc sử dụng một chiếc xe có bàn đạp đúng nghĩa. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho con em mình, dù là xe mới hay xe dùng rồi thì chúng ta cũng phải kiểmật kĩ lưỡng xem có chi tiết nào bị mòn, bị lỗi, không hoạt động được hay hoạt động kém hiệu quả để thay mới nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Trong quá trình dạy con bạn đạp xe. Hãy tránh những nơi giao thông đông đúc bởi trong quá trình tập luyện hăng say, bé khó có khả năng tự chủ động dừng xe lại. Việc phanh gấp sẽ khiến bé dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ và có thể quên luôn việc mình cần xử lý ngay lúc đó.
Dù một chố phụ huynh cho rằng đạp xe trên nền cỏ sẽ an toàn hơn nhưng theo ý kiến chủ quan thì đạp xe trên địa hình như vậy tạo cảm giác rất nặng nề do ma sát tăng cao. Rõ ràng là một bề mặt nhẵn phẳng sẽ tạo được cảm giác đi lại thoải mái, không bị mất nhiều sức để đạp hơn mặc dù những chấn thương khi ngã xe có thể nặng hơn chút xíu.
Cuối cùng hãy đảm bảo mặc cho bé quần áo hợp lý. Không cần thiết phải quá rườm rà với đồ bảo hộ khuỷu tay hay đầu gối làm gì cả. Cạn chỉ cần mặc cho bé áo sơ mi và quần dài là đủ giúp các em tránh được những chấn thương nhẹ. Không nên cho bé đeo trang sức hay những loại giày kiểu cách khi đạp xe bởi dây có thể cuốn vào bánh xe gây tai nạn không đáng có.
4.Giai đoạn tiền thiếu niên và thiếu niên
Không bao giờ là quá muộn để học lại xe, nhưng về mặt tâm lý thì bé không hề thích tập xe chỗ đông người một chút nào bởi sợ bị bạn bè trêu chọc. Ngoài ra ở độ tuổi đã khá lớn như thế này, dạy cho các con tập xe đạp thể thao sẽ khá vất vả và mất nhiều sức, vì vậy hãy đảm bảo bạn giữ được sự thoải mái và vui vè. Cứ nghĩ giải lao khi cần.
Khi trẻ đã biết đạp xe, giờ là lúc dạy cho bé biết những hiểm nguy có thể gặp khi đi xe đạp bởi giai đoạn này trẻ em bắt đầu thích tự đi xe khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ.
Một số trẻ có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, việc này hết sức nguy hiểm. Các em còn bé nên chưa nắm được luật nên rất cần cha mẹ trang bị kiến thức về luật khi tham gia giao thống.
Đèn phản chiếu cũng rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta được nhận dạng bởi người đối diện vào ban đêm. Vì vậy hãy lắp đặt ngay một chiếc đèn để đảm bảo an toàn tính mạng cho con bạn. Những mẫu đèn LED mới hiện này rất tuyệt vời và nó có thể chạy bằng pin.
Lưu ý khi cho bé đi xe đạp trẻ em
5.Những mẹo chọn mũ bảo hiểm thích hợp
Mẹo 1: Đo đầu con bạn từ trán vòng ra sau gáy để có thể xác định cỡ mũ phù hợp. Nếu không có thước dây, cứ đo bằng một chiếc dây bất kì xong đem đoạn dây vừa đánh dấu ướm vào thước thẳng.
Mẹo 2: Tham khảo những kiểu dáng mũ khác nhau đến từ nhiều thương hiệu khác nhau để có được sự lựa chọn tốt nhất. Điều chỉnh miếng lót và quai đeo cho vừa vặn vời đầu.
Mẹo 3: nếu mũ bảo hiểm cao hơn 2 ngón tay so với lông mày của trẻ thì mũ đó không hợp để đeo. Hãy kiểm tra vị trí mũ để đảm bảo mũ đội thấp trên trán.
Mẹo 4: Điều chỉnh thanh trượt ở dây đai sao cho nó nằm ở cạnh 2 bên mang tai.
Mẹo 5: Chốt cài quai phải được đặt ở dưới cằm của trẻ và khoá thật chặt. Nếu bạn vẫn có thể luồn vừa 2 ngón tay vào giữua dây đai và cằm thì chứng tỏ dây mũ còn lỏng lẻo.
Mẹo 6: Mũ bảo hiểm cần thấp trên trán để giữ an toàn. Nếu mũ bảo hiểm có dấu hiệu xe địch liên tục tức là mũ quá lỏng lẻo và cần điều chỉnh lại.
Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 120 năm, đến từ YOKOHAMA , Nhật Bản. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp mini Nhật ,xe đạp cào cào, xe đạp địa hình nhập khẩu , xe đạp thể thao nhật bản , xe đạp trẻ em